Thứ Năm, tháng 5 30, 2013

SỬA MẸ TỪ DÒNG MÊ KONG



Trăm năm qua cho đến hôm nay, theo những tài liệu đã xuất bản của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, khu vực hạ lưu sông Mê kông có khoảng 1200 loài cá, là con sông có nhiều tôm cá đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau sông Amazôn ở Nam Mỹ.


Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã tìm thấy hơn 200 loài cá trong đó với hơn 60 loài có giá trị thương phẩm cao, nổi tiếng và thường gặp như: cá tra, ba sa, bông lau, mè vinh hoặc có sản lượng đặc biệt lớn như cá linh... đặc biệt nổi trội là tôm càng xanh... Với chất lượng thật đặc sắc, chúng nằm trong thực đơn hấp dẫn của các nhà hàng danh tiếng trong vùng... Cho đến gần đây người ta còn gặp cá heo nước ngọt và bắt được những loại quí hiếm như cá hô, cá tra dầu khổng lồ nặng đến vài trăm ký...
Trên đường đi, trước khi đổ ra Biển Đông, Sông Mẹ mang trong dòng chảy của mình khoảng 1 tỷ tấn phù sa mỗi năm... Chính lượng phù sa ấy trải nhiều triệu năm qua đã tạo lập cho chúng ta ngày nay một vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam, với tổng diện tích 39,55 ngàn cây số vuông – tương đương 2,5 triệu hecta – bằng 35,5% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước...
 Sau hơn ba trăm năm khai phá, trên vùng đất chín cửa sông với kênh rạch chằng chịt, người nông dân Nam Bộ đã thuần phục được một vùng mênh mông đất đai canh tác...
 Không chỉ mở ra những cánh đồng bao la cho việc trồng lúa, những người mở đất còn biết tận dụng những vùng đất cao có sẵn từ lâu bên bờ Sông Mẹ để tạo dựng nên một miệt vườn trù phú và rộng lớn vào bậc nhất nước ta với những loại hoa, cây cảnh, cây ăn trái đa dạng và nổi tiếng thơm ngon...
Nhiều miệt vườn hôm nay không chỉ đóng góp lớn vào công cuộc xuất khẩu hoa trái mà còn trở thành điểm đến nổi tiếng của những “tua” du lịch sinh thái khắp đồng bằng sông Cửu Long...

Không có nhận xét nào: